Lá tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, tía tô còn có công dụng chữa bệnh. Cùng Văn phòng xanh tổng hợp ngay các cách chữa bệnh bằng lá tía tô trong bài viết sau nhé!
Tía tô (còn được gọi lá tử tô, tô tử) là loại thực vật cao từ 0,5 – 1,0m, có sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Lá cây có hình răng cưa, hoa màu tím trắng mọc thành chùm ở ngọn, quả nhỏ màu nâu nhạt. Tía tô có tính ấm, nên thường được trồng ở nơi nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt.
Theo Đông y và cả theo khoa học, tất cả các bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc rất tốt. Tía tô giàu giá trị dinh dưỡng: vitamin A, C, Ca, Fe, P giúp bồi bổ cơ thể.
Lá cây có vị cay ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm, sốt, ho, trừ cảm lạnh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%, khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, giảm các khối u. Nhờ vào những thành phần bên trong mà nó có khả năng ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
Trong hạt và quả tía tô có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic giúp điều trị ho đờm, ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Cành cây giúp lợi tiêu hóa.
Mỗi khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng suy giảm khiến cho trẻ nhỏ và cả người lớn dễ bị cảm lạnh. Có nhiều cách chế biến tía tô như nấu cháo, xông hay đun nước uống. Cách này đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu khi không muốn dùng thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Không sử dụng cho người cảm nóng
Tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm.
Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng, giảm tình trạng đầy hơi. Trong lá tía tô có chưa tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày.
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người bị gout. Người mắc bệnh gout có thể áp dụng những cách sau
Lá tía tô ngoài ngoài những công dụng trên còn giúp cải thiện tình trạng viêm khớp. Tương tự ở trên, bạn có thể uống nước hoặc ăn sống lá tía tô. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cách sau:
Mặc dù tía tô là phương thuốc dân gian hữu hiệu, bạn cũng không nên quá lạm dụng mà nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cho sức khỏe và làm đẹp hơn!
Mùa hè – khoảng thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn và tận…
Ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm luôn là dịp lễ trọng đại và đầy ý…
Thời trang luôn chuyển động, và mái tóc chính là “món phụ kiện” quyền lực…
Nếu quần áo là “lớp vỏ” đầu tiên thể hiện cá tính, thì kiểu tóc…
Trên hành trình trưởng thành của mỗi con người, có những người thầy – người…
Trong thời đại “sống ảo” là một phần không thể thiếu của cuộc sống số,…