Bạn có biết áp lực, stress, chán nản, mệt mỏi là những cụm từ luôn xảy ra trong mọi môi trường làm việc? Nhưng bạn đã biết cách xử lý những khủng hoảng ấy hay chưa?
Chuẩn bị phương án
Chúng ta không thể biết trước mọi việc sẽ xảy đến với mình khi tìm việc làm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự đoán những áp lực, những tình huống thông thường có thể xảy ra hàng ngày.
Hãy chuẩn bị tinh thần hoặc phương án để đối phó với các tình huống xấu, không như ý. Từ đó, bạn sẽ không bị bất ngờ, căng thẳng vì đã có cách xử lý tốt, ổn thoả.
Cho tinh thần thoải mái
Chúng ta thường tập trung giải tỏa nhu cầu của dạ dày nhiều hơn của tâm trí. Vậy nên khi gặp bế tắc, hãy tìm cách cho tâm trí của mình được “ăn”. Cách tốt nhất là tìm gặp những người vui vẻ, có thái độ sống tích cực. Những nguồn năng lượng tỏa ra từ họ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, suy nghĩ lạc quan hơn.
Trường hợp bạn làm việc trong một đội, nếu có khúc mắc, hãy mạnh dạn hỏi ý kiến đồng nghiệp. Nhiều người ngại vì nghĩ điều này sẽ phơi bày điểm yếu, tuy nhiên khi bạn chia sẻ, bạn sẽ thấy đồng nghiệp hay những người có kinh nghiệm khác sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp cho vấn đề làm bạn đau đầu trong nhiều ngày.
Chán vì công việc mang tính lặp đi lặp lại
Nhiều người thích công việc lặp đi lặp lại để khỏi phải động não, nhưng phụ nữ hiện đại thường thích những công việc mang yếu tố thử thách một chút. Nếu bạn cảm thấy công việc đang đi vào lối mòn và có tính nhàm chán, hãy tự mình tìm tòi phương pháp làm việc mới, hoặc chủ động xin sếp được đảm nhận thêm một vài dự án mà bạn cảm thấy thú vị. Nếu không, hãy đầu tư thời gian để học một kỹ năng nào đó. Việc tạo ra được một hoạt động mới sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cho trí óc.
Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều
Học cách biết thưởng thức bản thân và đối đãi tốt với mình. Khi gặp khó khăn, bạn cần suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tư tưởng “tái ông thất mã” không phải để chúng ta tự thỏa mãn mà không cầu tiến, nó chỉ có ích khi bạn vận dụng như một cách xoa dịu chính mình lúc tinh thần xuống dốc cực độ. Ngoài ra, bạn đừng phủ định bản thân một cách cực đoan khiến cho ý chí theo đuổi công việc bị suy giảm khi tìm việc làm thêm.
Nâng cao chất lượng tinh thần, sở thích, tích cực chuyển sự tập trung
Do nhiều nguyên nhân khách quan, đa số dân văn phòng đều trong trạng thái áp lực công việc to lớn, điều này yêu cầu họ cần đưa ra sự điều chỉnh và tích cực thả lỏng nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần làm việc từ đó giải tỏa mọi căng thẳng. Bạn có thể si chuyển sự tập trung sang các hoạt động ngoại khóa, nuôi dưỡng nhiều sở thích cá nhân khác như leo núi, đánh bóng, xem phim, bơi lội…
Chăm sóc bản thân
Người có sức khỏe tốt sẽ giải quyết công việc một cách dễ dàng mà không bị căng thẳng. Nên làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống đúng lúc. Nếu bạn dễ nổi cáu và cảm thấy thiếu ngủ hoặc ăn uống không đúng cách, bạn sẽ kém thông minh, linh hoạt để đối phó lại mọi tình huống làm bạn căng thẳng. Nếu sự căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần bạn nên đến bác sĩ để cần sự giúp đỡ.
Tiết chế những than vãn của bạn bè
Có những người thường duy trì thói quen xả ra những căng thẳng với bạn bè. Điều này, dĩ nhiên, lại gây thêm mệt mỏi với bạn. Bạn có thể nói với họ rằng bạn rất tôn trọng nhu cầu chia sẻ của họ, nhưng bạn cũng không phải “cái ổ cứng” để “tương thích” với tất cả những thông tin đó.