Thước kẹp là gì? Thước kẹp dùng để đo gì? Là thắc mắc của không ít người khi bước đầu làm quen với loại dụng cụ đo lường chuyên dụng này. Cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu rõ hơn về thước kẹp trong nội dung dưới đây nhé!!!
Thước kẹp là gì?
Thước kẹp (hay còn gọi là thước cặp) là một dụng cụ đo đa năng dùng để đo khoảng cách, kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu của các vật dụng, thiết bị vật có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng… Thước kẹp có tính đa dụng, phạm vi đo rộng, tính chính xác cao, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ nên nó được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như cơ khí, xây dựng, chế tạo máy…
Phân loại thước cặp
Thước cặp trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại, đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau nên cũng có nhiều cách để phân loại chúng.
Cấu tạo của thước kẹp
Cấu tạo của thước kẹp gồm các bộ phận sau:
- Mỏ đo trong.
- Mỏ đo ngoài.
- Vít giữ.
- Bộ phận di động.
- Thước phụ.
- Thước chính.
- Thân thước.
- Thanh đo độ sâu.
Công dụng của thước kẹp trong đời sống
Thước kẹp có thể dùng để đo kích thước ngoài cũng có thể đo được kích thước của các chi tiết dạng lỗ vì vậy, công dụng của thước kẹp trong cuộc sống hiện nay cực kì đa dạng:
Thước kẹp được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp chế tạo máy, cơ khí… bởi nó có khả năng đo chính xác các chi tiết máy, các chi tiết cơ khí: Đường kính trong/ngoài của các loại ống thép, ống nhựa, ống PVC, thép tròn… Ngoài ra, trong ngành thiết kế nội thất và xây dựng, thước kẹp cũng được dùng để đo cả các chi tiết gỗ, phụ kiện, đồ dùng nội thất… nhằm đáp ứng yêu cầu thi công đòi hỏi độ chính xác cao.
Hướng dẫn cách sử dụng thước kẹp
Với những bạn đọc chưa từng tiếp xúc với loại thước này, để có thể tự tin ngay lần đầu sử dụng, hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách đo thước kẹp và đọc các chỉ số đơn giản mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Cần lưu ý rằng, trước khi tiến hành đo, bạn cần làm sạch bề mặt của chi tiết cần đo, kiểm tra xem thước đã về vạch 0 chính xác chưa, khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo. Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
Đo kích thước ngoài
- Bước 1: Nới lỏng vít kẹp rồi di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
- Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Đo kích thước lỗ
- Bước 1: Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ của chi tiết cần đo.
- Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Cách đọc kết quả đo
Sau khi tiến hành đo, việc tiếp theo chúng ta phải làm tất nhiên là việc đọc kết quả. Việc đọc kết quả trên thước kẹp tưởng như khá đơn giản nhưng lại làm nhiều người lần đầu đo không khỏi lúng túng.
Đối với thước kẹp điện tử, kết quả hiển thị trên màn hình nên bạn không cần phải suy nghĩ cách đọc như thế nào. Nhưng, nếu bạn đang dùng thước kẹp cơ khí và thước kẹp đồng hồ thì nên tham khảo hướng dẫn cách đọc chỉ số sau.
Tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua thước cặp tốt
Đã có rất nhiều khách hàng hỏi về cách để sở hữu một chiếc thước cặp tốt, độ chính xác cao. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra cho bạn những lời khuyên sau:
Về loại thước cặp
Thước cặp được phát triển với nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 dạng chủ yếu là điện tử, cơ khí và thước cặp đồng hồ. Mỗi loại đều mang đến những ưu việt riêng.
Nếu như thước cặp cơ khí bền bỉ, chắc chắn với khả năng chống oxy hóa tốt thì thước cặp đồng hồ lại cho độ chính xác cao, thước cặp điện tử trang bị màn hình LCD giúp bạn không cần phải tính toán phép đo, cho khả năng làm việc nhanh chóng.
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu có điều kiện bạn nên chọn thước cặp điện tử bởi nó khá thân thiện với người dùng, làm việc đa dạng. Tuy nhiên, ngân sách hạn chế thì thước cặp cơ khí hay đồng hồ cũng vô cùng lý tưởng, tuy nhiên hãy đảm bảo bạn nắm chắc được cách tính toán.
Về thương hiệu
Trên thị trường có rất nhiều các loại thước cặp khác nhau, một trong những thương hiệu đình đám và được đông đảo khách hàng lựa chọn phải kể đến như Mitutoyo. Hiện nay, các sản phẩm thước cặp Mituotyo đã được phân phối rộng khắp 72 quốc gia trên thế giới.
Sản phẩm của thương hiệu này đảm bảo độ bền bỉ, cứng cáp và độ chính xác cao. Tuy nhiên, mức giá có phần hơi cao, đặc biệt là thước cặp điện tử.
Về giá cả
Nếu bạn không mấy quan tâm đến thương hiệu, mà cần một chiếc thước cặp giá tốt, chất lượng trung bình, không cần quá chính xác. Sử dụng thước cặp Insize cũng là một trong những gợi ý bạn cần cân nhắc.
Insize là thương hiệu chuyên cung cấp các loại thiết bị đo cơ khí với mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo được các yếu tố như khả năng chống bụi bẩn, chống thấm, mài mòn, hoen gỉ trước tác động bên ngoài. Nếu ngân sách hạn chế, thước cặp Insize là sẽ gợi ý không thể bỏ qua.
Về độ chính xác
Nghành nghề của bạn yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối. Hãy quan tâm đến độ chính xác của thước cặp. Bởi lẽ, không phải chiếc thước cặp nào cũng có tỷ lệ sai số giống nhau.
Nếu bạn muốn sở hữu một thước cặp độ sai số là 0,01mm có thể tham khảo một số sản phẩm như thước cặp Mitutoyo 160-157 hay Mitutoyo 500-173-30…. Ngoài ra, cũng có những chiếc thước cặp chính xác đến 0,005mm, đây là con số gần như tuyệt đối, đáp ứng nhu cầu đo thông số kỹ thuật máy móc.
Về dải đo
Dải đo cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm khi lựa chọn mua thước cặp. Tùy vào mục đích công việc sẽ lựa chọn phạm vi đo khác nhau. Có loại thước cặp từ 0-25mm tuy nhiên cũng có loại thước với dải đo lên đến 1000mm như Mitutoyo 534-116.
Thông thường, thước cặp sẽ có các dải đo như 25, 50, 75, 200… Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm mong muốn.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm thước kẹp là gì cũng như cách sử dụng loại thước này sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đừng quên thường xuyên truy cập Văn Phòng Xanh để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!