“Làm việc nhóm” và “xây dựng nhóm” là hai khía cạnh quan trọng đối với bất kỳ công ty nào để duy trì văn hóa công ty và hoạt động hiệu quả. Vậy 2 kỹ năng này đòi hỏi cần phải có những yếu tố gì? Cùng Blog tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Phân biệt làm việc nhóm và xây dựng nhóm
Khi mọi người làm việc cùng nhau như một nhóm, điều đó sẽ giúp tăng hiệu quả công việc và thu hút cơ hội gắn kết của nhân viên.
Nhiều người rất hay nhầm lẫn hai thuật ngữ này vì chúng tương tự nhau nhưng lại đi kèm với các khái niệm khác biệt.
- Làm việc theo nhóm thúc giục mọi người xích lại gần nhau và cộng tác, gạt xung đột cá nhân sang một bên. Điều cần thiết là các thành viên trong nhóm phải hiểu tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau, khả năng lãnh đạo tốt và kỹ năng ra quyết định để đạt được các mục tiêu của nhóm. Sự phối hợp và cộng tác của các ý tưởng và những người làm việc hướng tới một mục tiêu chung được gọi là làm việc nhóm.
- Nếu làm việc nhóm tập trung vào hoạt động của các nhóm, thì xây dựng nhóm có nghĩa là sự hình thành của nhóm, khả năng xác định và thúc đẩy từng nhân viên tạo thành một nhóm gắn bó với nhau, làm việc cùng nhau và cùng nhau đạt được thành công. Xây dựng nhóm thường đi trước làm việc theo nhóm vì nó liên quan đến việc lựa chọn thành viên. Nhóm trưởng cố gắng thành lập nhóm mà các thành viên có thể bổ sung điểm mạnh và giúp đỡ điểm yếu của nhau.
Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng nhóm làm việc hiệu quả năng suất
Để nhóm phát huy được năng suất làm việc tốt nhất, mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm và đầy đủ kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp
Các thành viên cần phải biết lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ, thảo luận để có thể tiếp nhận, trao đổi ý kiến, quan điểm để đạt được thống nhất trong làm việc nhóm.
Kỹ năng lắng nghe không chỉ là cần tiếp nhận thông tin mà bạn còn phải biết phân tích, đánh giá khách quan, nhìn nhận tích cực và đưa ra feedback. Bạn làm vậy với các thành viên khác và họ cũng sẽ như vậy khi bạn đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Mỗi thành viên cần rèn luyện để đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
2. Kỹ năng xây dựng và tổ chức nhóm
Nhóm trưởng đóng vai trò như người lái thuyền và mỗi thành viên là người chèo thuyền. Nhóm trưởng sẽ lãnh đạo giúp nhóm giải quyết những vấn đề chính sau:
NGUỒN GỐC CÔNG VIỆC – MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC- KHI NÀO TIẾN HÀNH – NGƯỜI PHỤ TRÁCH LÀ AI – KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH LÀ GÌ ?
Nhóm trưởng cũng là người hiểu rõ nhất điểm mạnh của từng người để từ đó phân chia và lập chiến lược cách tốt nhất có thể để hoàn thành công việc. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất của từng cá nhân và tăng năng suất chung của cả nhóm.
3. Làm việc có trách nhiệm
Tất cả thành viên khi hoạt động nhóm đều cần làm việc có trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Không tranh công mà cũng không đùn đẩy trách nhiệm khi mắc lỗi. Nếu bạn đã nhận phần công việc được giao, hãy hoàn thành nó thật cẩn thận và đúng thời hạn để tránh ảnh hưởng đến các thành viên khác.
Mỗi thành viên đều là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh làm việc nhóm. Rèn luyện kỹ năng và tích cực hoạt động nhóm sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và học thêm được nhiều điều mới!