Lá tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, tía tô còn có công dụng chữa bệnh. Cùng Văn phòng xanh tổng hợp ngay các cách chữa bệnh bằng lá tía tô trong bài viết sau nhé!
1. Đặc điểm của tía tô
Tía tô (còn được gọi lá tử tô, tô tử) là loại thực vật cao từ 0,5 – 1,0m, có sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Lá cây có hình răng cưa, hoa màu tím trắng mọc thành chùm ở ngọn, quả nhỏ màu nâu nhạt. Tía tô có tính ấm, nên thường được trồng ở nơi nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt.
2. Công dụng chữa bệnh của tía tô
Theo Đông y và cả theo khoa học, tất cả các bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc rất tốt. Tía tô giàu giá trị dinh dưỡng: vitamin A, C, Ca, Fe, P giúp bồi bổ cơ thể.
Lá cây có vị cay ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm, sốt, ho, trừ cảm lạnh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%, khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, giảm các khối u. Nhờ vào những thành phần bên trong mà nó có khả năng ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
Trong hạt và quả tía tô có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic giúp điều trị ho đờm, ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Cành cây giúp lợi tiêu hóa.
3. Tổng hợp các cách chữa bệnh bằng tía tô
Giải cảm lạnh
Mỗi khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng suy giảm khiến cho trẻ nhỏ và cả người lớn dễ bị cảm lạnh. Có nhiều cách chế biến tía tô như nấu cháo, xông hay đun nước uống. Cách này đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu khi không muốn dùng thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô cùng với một số loại khác như hương nhu, lá bưởi, sả… đem đi rửa sạch, tạo thành nồi lá xông. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra và xông khoảng 10-15 phút. Khi xông hơi, tinh chất sẽ ngấm vào cơ thể qua da giúp giải cảm nhanh.
- Nấu cháo: Chuẩn bị thịt nạc xay, lá tía tô, hành và gạo rồi nấu cháo như bình thường. Ăn cháo lá tía tô lúc ấm giúp ra mồ hôi, giải cảm hiệu quả
- Nấu nước: Rửa sạch tía tô, xay hoặc giã nát rồi đun cùng nước từ 2-3 phút. Nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Không sử dụng cho người cảm nóng
Trị trầm cảm
Tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm.
- Bạn có thể mua sẵn tinh dầu tía tô ở các cửa hàng và dùng máy khuếch tán tinh dầu, hương thơm của tía tô sẽ giúp nâng cao tinh thần, giảm stress, mệt mỏi
- Tắm nước tía tô: Thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun trong nước nóng khoảng 7 phút rồi pha thêm nước lạnh để có nước tía tô vừa đủ ấm tắm. Phương pháp này cũng là 1 cách giúp bạn thư giãn, điều trị trầm cảm mà lại giúp da mịn màng, trắng sáng.
Giảm bệnh về dạ dày
Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng, giảm tình trạng đầy hơi. Trong lá tía tô có chưa tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày.
- Sắc nước tía tô: hỗ trợ người bị trào ngược dạ dày và co thắt giúp giảm dịch vị dạ dày về mức bình thường. Chỉ nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo hiệu quả nước tía tô tốt nhất
Chữa bệnh gout
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người bị gout. Người mắc bệnh gout có thể áp dụng những cách sau
- Hãm nước tía tô: hãm lá tía tô cho vào nồi nước sôi rồi chắt lấy nước uống, không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.
- Ngâm chân/xông bằng nước lá: dùng lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi, đổ ra chậu rồi xông hoặc có thể cho thêm một chút muối vào nước ngâm chân.
Trị viêm khớp dạng thấp
Lá tía tô ngoài ngoài những công dụng trên còn giúp cải thiện tình trạng viêm khớp. Tương tự ở trên, bạn có thể uống nước hoặc ăn sống lá tía tô. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cách sau:
- Đắp lá: giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm có thể giúp giảm đau đáng kể
Mặc dù tía tô là phương thuốc dân gian hữu hiệu, bạn cũng không nên quá lạm dụng mà nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cho sức khỏe và làm đẹp hơn!