Sữa chua ủ lên men không đảm bảo vệ sinh và bảo quản sai cách có nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn kỵ khí, gây ngộ độc thực phẩm. Vậy nguy cơ gây ngộ độc khi ăn sữa chua không đảm bảo vệ sinh cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!!
Top 3 nguy cơ ngộ độc khi ăn sữa chua không đảm bảo vệ sinh
Sữa chua ủ không đúng cách
Sữa chua được làm bằng cách lên men sữa bò, là món ăn phổ biến, được người lớn, trẻ nhỏ ưa chuộng. Loại sữa lên men này có chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, góp phần tăng cường hệ miễn dịch…
Sữa chua khi ủ lên men không đảm bảo vệ sinh, không được thanh trùng có nguy cơ nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (S.aureus). Loại vi khuẩn tụ cầu vàng này có độc tính cao, là nguyên nhân phổ biến gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Tụ cầu vàng nhiễm vào thực phẩm, sau khoảng 4-5 giờ sẽ sản sinh ra độc tố. Khi nó xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể như máu, khớp, phổi, tim… có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại đồ hộp… cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
Ngoài ra, việc ủ sữa chua trong hũ, chai lọ kín… còn là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn kỵ khí như Clostridium botulinum (C. botulinum) phát triển, có thể dẫn đến ngộ độc. Thời gian qua cũng có trường hợp ngộ độc thực phẩm do cá chép muối ủ chua nhiễm loại vi khuẩn này. Độc tố của vi khuẩn C. botulinum có thể gây liệt các cơ từ vùng đầu, mặt, cổ, sau xuống tay chân, liệt các cơ hô hấp. Người bị liệt nặng có thể suy hô hấp, có nguy cơ tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bất kỳ loại sữa chua nào làm từ sữa chưa tiệt trùng đều có thể bị nhiễm một số loại vi trùng như Listeria, Salmonella, Campylobacter và E. Coli.
Sữa chua không được bảo quản lạnh
“Đặc trưng của sữa sua là lên men, nhà sản xuất thường yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ khoảng từ 4-8 độ C mới an toàn. Điều kiện khí hậu của mùa hè nói chung và nước ta nói riêng nhiệt độ khá nóng, nếu để sữa chua ở nhiệt độ cao rất dễ bị hư, sẽ bị lên mùi và biến đổi màu”.
Trên mỗi vỏ hộp sữa chua nhà sản xuất thường ghi rõ nên bảo quản như thế nào, thời gian bảo quản ra sao. Một số nhà kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ có thể không đủ điều kiện, họ trưng bày sản phẩm ra ngoài để người tiêu dùng dễ nhìn thấy nhưng bảo quản sữa chua như vậy không phù hợp và rất dễ bị hư, thời gian sử dụng không được kéo dài như đúng hạn sử dụng của sản phẩm.
Về việc bảo quản, nhà sản xuất khuyến cáo sản phẩm sữa chua phải được bảo quản đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 – 8 độ C. Nhưng khi vận chuyển tới các cửa hàng nhỏ, tạp hóa việc bảo quản không được trú trọng tiêu chuẩn nhiệt độ sẽ làm cho sữa bị hỏng, nếu khách hàng không để ý sẽ sử dụng phải những sản phẩm này, nặng có thể bị ngộ độc, nhẹ thì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Sử dụng sữa chua không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiêu hoá như nôn ói, tiêu chảy, một số trường hợp nặng có thể đưa đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng khi chọn mua phải xem kỹ về nhãn mác, hạn sử dụng của sản phẩm. Mua về phải bảo quản đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi sử dụng sữa chua, có thể quan sát bằng cảm quan, nếu sản phẩm mịn đều và không chuyển đổi màu, không có mùi, không có gì bất thường thì mới dùng để tránh những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sữa chua được bày cùng một số sản phẩm khác và không được bảo quản ở nhiệt độ quy định.
Các sản phẩm như sữa chua, nước uống lên men, váng sữa… khi gặp nhiệt độ cao sẽ mau bị ôxy hóa, có thể sinh ra các chất mới có hại cho con người khi sử dụng. Do đó, người tiêu dùng không nên mua và sử dụng các sản phẩm này vì xác suất mua phải sản phẩm hư hỏng rất cao và nên mua hàng ở những nơi sản phẩm được bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Về việc bảo quản, nhà sản xuất khuyến cáo sản phẩm sữa chua phải được bảo quản đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 – 8 độ C. Nhưng khi vận chuyển tới các cửa hàng nhỏ, tạp hóa việc bảo quản không được trú trọng tiêu chuẩn nhiệt độ sẽ làm cho sữa bị hỏng, nếu khách hàng không để ý sẽ sử dụng phải những sản phẩm này, nặng có thể bị ngộ độc, nhẹ thì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Nên ăn bao nhiêu lượng sữa chua trong 1 ngày
Người lớn, trẻ nhỏ có thể ăn 1-2 hũ sữa chua một ngày, dùng sau bữa ăn, tránh ăn khi đói vì axit trong dạ dày giết chết các lợi khuẩn, làm giảm tác dụng. Hạn chế đông cứng sữa chua ở ngăn đá vì nhiệt độ lạnh làm cho các lợi khuẩn bị tiêu diệt. Những người cần hạn chế đường như người bệnh tiểu đường, béo phì… có thể chọn loại ít đường hoặc không đường.
Khi lấy sữa chua từ trong tủ lạnh ra ngoài môi trường phòng, bạn không nên để quá lâu vì ảnh hưởng đến kết cấu, chất lượng, hương vị của món ăn. Cha mẹ có thể để sữa chua ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 phút nếu trẻ không ăn được món lạnh. Gia đình tránh để sữa chua ra ngoài tủ lạnh rồi để vào và bảo quản tiếp, không nên ăn nếu đã để chúng ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ.
7 dấu hiệu của sữa chua đã hỏng như: sữa chua tách lớp và nhiều nước phía trên đặc biệt có thể có lớp chất nhầy; sữa chua vón cục; ngửi có mùi lạ hôi, thiu, chua; có nấm mốc hay đổi màu trên bề mặt; hương vị khi nếm thử ôi, chua hay cảm giác khác so với sữa chua bình thường; hộp đựng sữa chua bị phồng to, có dấu hiệu không nguyên vẹn; sữa chua để bên ngoài nhiệt độ phòng trên 2 giờ. Nếu có các dấu hiệu trên thì sữa chua của bạn có thể đã nhiễm khuẩn và không nên sử dụng.
Người có các biểu hiện bất thường sau ăn như đau bụng, nôn ói, choáng váng, tiêu chảy… nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mọi người nên ghi nhớ các nguyên tắc gồm: chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng; không để lẫn thực phẩm sống và chín; ăn chín uống nước đun sôi để nguội; che đậy thực phẩm khi chế biến; đun sôi thức ăn nguội trước khi dùng; rửa sạch tay và các dụng cụ trước khi chế biến…