Kỹ năng xã hội là điều cần thiết cho sự thành công tại nơi làm việc. Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu phải có kỹ năng này. Vậy kỹ năng xã hội là gì? Hãy cùng Blog tìm hiểu về kỹ năng xã hội qua bài viết này nhé!
Kỹ năng xã hội là gì?
Kỹ năng xã hội bao gồm cả kỹ năng ngôn từ (cách bạn nói với người khác) và kỹ năng phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giao tiếp bằng mắt của bạn).
Kỹ năng xã hội là những kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng giúp tương tác và giao tiếp với người khác. Ngay cả khi công việc của bạn không liên quan đến việc tương tác với khách hàng nhiều, bạn vẫn cần phải có các kỹ năng xã hội để tương tác hiệu quả với nhà tuyển dụng và đồng nghiệp của mình.
Top 5 kỹ năng xã hội hàng đầu
Dưới đây là danh sách 5 kỹ năng xã hội hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên xin việc. Ngoài ra, hãy khám phá mẹo giúp bạn thể hiện các kỹ năng xã hội của mình trong suốt quá trình tìm và làm việc.
1. Lắng nghe
Một kỹ năng xã hội quan trọng giúp bạn tương tác tốt với người khác là lắng nghe Bạn cần có khả năng lắng nghe cẩn thận những gì sếp yêu cầu bạn làm, những gì đồng nghiệp của bạn nói trong một cuộc họp và những gì nhân viên của bạn yêu cầu về bạn. Bạn phải lắng nghe những mối quan tâm của khách hàng để biết mình cần phải làm gì. Một người phản hồi tốt với người khác khi họ cảm thấy họ đang được lắng nghe.
2. Sự đồng cảm để giải quyết vấn đề
Để tương tác tốt với người khác, sau khi lắng nghe, bạn cần đặt mình vào vị trí của họ và hiểu những cảm nhận của đối phương. Nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng này vì nó thúc đẩy sự hợp tác và dẫn đến các mối quan hệ bền vững tại nơi làm việc.
Sự đồng cảm đặc biệt quan trọng khi đối phó với những khách hàng đến gặp bạn khi có thắc mắc hoặc vấn đề. Bạn cần bày tỏ mối quan tâm thực sự đối với các vấn đề của họ, cũng như giúp họ giải quyết chúng.
Ví dụ: có thể một khách hàng cảm thấy thất vọng vì một tiện ích bị hỏng hoặc một đồng nghiệp cảm thấy choáng ngợp trước một dự án, đặt mình vào vị trí của khách hàng thay vì thấy phiền vì họ tìm đến khi có rắc rối.
3. Hợp tác, làm việc nhóm
Hợp tác đặc biệt quan trọng khi bạn làm việc theo nhóm, nơi bạn sẽ được yêu cầu hợp tác với những người khác để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không làm việc theo nhóm, sự hợp tác vẫn cần thiết trong những trường hợp bạn được yêu cầu làm việc cùng với đồng nghiệp để giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức.
4. Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét ứng viên trong buổi phỏng vấn. Kỹ năng giao tiếp chia thành giao tiếp qua văn bản và giao tiếp bằng lời nói.
Giao tiếp qua văn bản sẽ được đánh giá khi bạn gửi đi CV và email xin việc trong quá trình tìm việc, phỏng vấn. Kỹ năng này phát huy tác dụng tại nơi làm việc bất cứ khi nào bạn viết email, văn bản, thư, báo cáo hoặc bản trình bày (ngữ pháp, chính tả và định dạng phù hợp là cần thiết)
Giao tiếp bằng lời nói là khả năng thể hiện bản thân bằng cách sử dụng ngôn ngữ rõ ràng mà người khác có thể hiểu được. Bạn sẽ cần các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói vững chắc bất cứ khi nào bạn nói chuyện trực tiếp với người khác hoặc qua điện thoại.
Thông qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể biết được khả năng trả lời câu hỏi, trình bày của bạn đến đâu để quyết định xem có nên nhận bạn hay không. Đảm bảo sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời để truyền đạt sự quan tâm của bạn đến cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng và công việc. Nói rõ ràng và lắng nghe cẩn thận các câu hỏi được đặt ra. Trực tiếp thể hiện những kỹ năng này là cách tốt nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có những gì cần thiết để trở nên xuất sắc ở vị trí mà họ đang cung cấp.
Tham khảo: Cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn
Ngoài ra giao tiếp còn được thể hiện trong quá trình làm việc thông qua cách bạn trình bày ý tưởng, ý kiến của bản thân về các dự án của công ty. Tại đây, kỹ năng thuyết trình trước đám đông cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn gây ấn tượng với sếp.
5. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong khi giao tiếp bằng lời nói là một kỹ năng quan trọng, thì giao tiếp phi ngôn ngữ cũng vậy. Thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt và nét mặt, cử chỉ tay, bạn có thể thể hiện rằng bạn là một người thân thiện và chuyên nghiệp. Nếu bạn mỉm cười, mọi người sẽ dễ dàng tương tác với bạn hơn là khi bạn có vẻ mặt cau có. Ngoài ra, trong khi trình bày các ý tưởng tại buổi họp, thay vì đứng nghiêm một chỗ thuyết trình, bạn có thể kết hợp các cử chỉ tay, cơ thể giúp không khí văn phòng thoải mái khiến mọi người không bị nhàm chán và dễ tiếp nhận ý kiến của bạn hơn.
Cách cải thiện kỹ năng xã hội của bạn
Đối với một số người, các kỹ năng xã hội đến một cách tự nhiên nhưng đó không phải là trường hợp của tất cả mọi người. Nếu bạn nhận được phản hồi tiêu cực trong những lĩnh vực này hoặc gặp khó khăn với một số kỹ năng xã hội thiết yếu này, hãy ưu tiên cải thiện chúng. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng:
- Xem những gì người khác làm: Quan sát cách bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp có kỹ năng xã hội để tương tác với những người khác. Sau đó, học hỏi và sao chép các kỹ thuật của họ. Qua một thời gian, bạn có thể thấy rằng nó cũng đến với bạn một cách tự nhiên.
- Thực hành giao tiếp: Nếu bạn ngại ngùng trước nhiều đồng nghiệp, mọi người có thể hiểu đó là sự dè dặt. Hãy thử làm quen và tương tác với người ngồi gần bạn nhất sau đó tăng dần số lượng.
- Lắng nghe cẩn thận và nói rõ ràng: Hãy cố gắng lắng nghe khi người khác nói chuyện. Sau đó, khi đến lượt bạn nói, hãy đáp lại những gì họ nói và nói rõ ràng (đừng lầm bầm!).
- Luyện tập: Có thể hữu ích khi nhờ bạn bè chụp ảnh hoặc quay video để hiểu rõ hơn về khả năng phi ngôn ngữ của bạn. Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra rằng khi nói chuyện với người khác, bạn thường cau có trên khuôn mặt của mình. Hoặc, có thể trong các cuộc họp, bạn chọn ngồi ở góc trong góc rồi im lặng. Thực hành giao tiếp bằng mắt, biểu cảm cởi mở trên khuôn mặt và các giao tiếp phi ngôn ngữ khác có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong cách bạn tiếp xúc với người khác.
Hy vọng qua những kỹ năng xã hội này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc!