Trải qua 18 năm không ngừng xây dựng và phát triển, đến nay tỉnh Hải Dương đã có đến 14 khu công nghiệp được thành lập. Theo quy hoạch phát triển KCN giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương sẽ sở hữu trên 30 KCN với tổng cộng diện tích đất công nghiệp khoảng 10.000 ha, phân bố rộng đều trên địa bàn tỉnh. Hãy cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu ngay các khu công nghiệp ở Hải Dương tiêu biểu nhất.
Tiềm năng phát triển các khu công nghiệp ở Hải Dương
Hải Dương sở hữu vị trí khá thuận lợi, nằm ngay trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ, là “cầu nối” giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, điểm đến du lịch Hạ Long. Hải Dương thừa hưởng hệ thống giao thông liên vùng hoàn chỉnh bao gồm cả đường sắt, quốc lộ, cao tốc và nằm gần các sân bay lớn như Nội Bài và Cát Bi.
Các ban ngành cấp tỉnh cũng như Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đang chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông giúp kết nối liên tỉnh như cầu Dinh, cầu Quang Thanh kết nối với thành phố Hải Phòng; cầu Triều, cầu Đông Mai với tỉnh Quảng Ninh,…
Trong vòng 5 năm qua (2015 – 2020), giá trị sản xuất công nghiệp ở Hải Dương tăng trung bình 15,4%/năm. Tổng số vốn đầu tư FDI cả giai đoạn này là khoảng 4,3 tỷ USD, xếp hạng 4 trong vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 11 trên cả nước. Mục tiêu đến năm 2025, Hải Dương phấn đấu sẽ trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại hóa.
Được ra mắt vào năm 2007 bởi công ty TNHH kỹ thuật Cao An Phát, khu công nghiệp có khoảng 46,62 ha diện tích đất tự nhiên, đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 11,4 ha trên tổng diện tích có thể cho thuê là 30,99 ha, tỉ lệ lấp đầy 36,79%.
Khu công nghiệp cao An Phát cách sân bay Nội Bài khoảng 80km, sân bay Hải Phòng 46km, đến thủ đô Hà Nội tầm 54km và cảng nước sâu Quảng Ninh 76km.
Các ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch ở đây bao gồm: cơ khí (gia công những phụ kiện kim loại, khuôn đúc,…), công nghiệp điện tử (sản xuất màn hình LCD, TV, đĩa CDR), chế biến thực phẩm, các sản phẩm nội thất, gia dụng (bàn, ghế gỗ, dụng cụ làm vườn). Bên cạnh đó còn có những ngành công nghiệp nhẹ như ép nhựa, in ấn, đồ điện, điện tử gia dụng.
Khu công nghiệp Nam Sách
Thành lập vào năm 2003 bởi Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang với diện tích đất tự nhiên là 62,42 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100% với tổng diện tích đã cho thuê là 48,08 ha.
Vị trí khu công nghiệp Nam Sách cách thủ đô Hà nội khoảng 60km, sân bay nội bài 90km và sân bay Hải Phòng 40km, cách cảng nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh khoảng 60 km.
Một số ngành nghề phát triển ở khu công nghiệp tỉnh Hải Dương này bao gồm như: công nghệ dệt may (sản xuất len, sợi, dệt,…), sản xuất và xuất khẩu giày dép và hàng hóa làm từ da, chế biến nông và lâm sản, nhà máy gốm, sứ, thủy tinh cao cấp. Ngoài ra còn có những doanh nghiệp thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải và các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành nhựa, cao su, gia công các sản phẩm từ sắt và nhôm, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Khu công nghiệp Phúc Điền
Phát triển bởi công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang vào năm 2003 tại huyện Cẩm Giàng, khu công nghiệp Phúc Điền xuất sắc đạt tỉ lệ lấp đầy 100% với diện tích đã cho thuê là 61,25 ha, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 82,88 ha.
Khu công nghiệp Phúc Điền có vị trí địa lý cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 70km, trung tâm Hà Nội 70km, khoảng cách đến cảng Hải Phòng và sân bay Hải Phòng tầm 60km, cách cảng Cái Lân – Quảng Ninh 90km.
Các ngành công nghiệp được đầu tư tại đây phải kể đến các lĩnh vực công nghiệp điện tử, gia công cơ khí và lắp ráp, ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, các cơ sở thủ công mỹ nghệ truyền thống tại địa phương. Song song đó còn có những ngành nghề kinh doanh các thiết bị chế tạo khuôn mẫu, văn phòng phẩm, chế phẩm thiết bị điện, cáp điện, tem nhãn các loại, kinh doanh kho bãi.
Khu công nghiệp Tân Trường
Là một trong các khu công nghiệp ở Hải Dương tiêu biểu, KCN Tân Trường ra đời từ năm 2005 và cũng được thành lập bởi Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang, khu công nghiệp Tân Trường được đặt vị trí tại xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, ở đây có diện tích đất tự nhiên lên đến 198,06 ha. Tỷ lệ lấp đầy khá tốt khi đạt diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 125,44 ha.
Vị trí địa lý lí tưởng cách sân bay Nội Bài 72km, trung tâm Hà Nội 42km, cách, chỉ cách cảng và sân bay Hải Phòng tầm 58km, quãng đường đến cảng Cái Lân – Quảng Ninh tầm 88km.
Một số ngành công nghiệp phổ biến tại đây bao gồm: công nghiệp điện (điện tử, điện lạnh, lắp ráp máy vi tính, vô tuyến và các thiết bị điện tử, tủ lạnh, điều hòa, sản xuất dây cáp điện), các lĩnh vực sản xuất liên quan đến nông, lâm sản, thực phẩm, mây, tre đan, công nghiệp chế biến gỗ, ván ép, ván dăm.
Khu công nghiệp Đại An mở rộng
Được xây dựng và phát triển bởi Công ty TNHH MTV tại thị trấn Lai Cách, tổng diện tích rộng đến 416,21ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 129,85ha và đã được lấp đầy khoảng 66,06%.
Khu công nghiệp Đại An mở rộng cách cảng hàng không Nội Bài tầm 80 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 50km, bằng khoảng cách đến cảng Hải Phòng và sân bay Cát Bi, cách cảng nước sâu Quảng Ninh 80km.
Có khá nhiều ngành công nghiệp được đầu tư và phát triển tại đây, ví dụ như: dự án về điện tử (sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, các thiết bị sử dụng trong ngành điện, máy biến thế, máy phát điện), dự án cơ khí ( sản xuất nhôm, gia công, phun phủ, đánh bóng kim loại, luyện kim, sản xuất các phương tiện giao thông như xe oto, xe máy), dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, sứ, bao bì, bìa carton, pallet gỗ.
Ngoài ra còn có những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát, thức ăn sử dụng cho chăn nuôi, nông sản. Các dự án về hóa chất, dược mỹ phẩm, đồ gia dụng, các ngành sản xuất vật liệu hiện đại với công nghệ Nano, chế tạo máy công, nông nghiệp và ngành công nghiệp may mặc.
Khu công nghiệp Lai Vu
Được thành lập vào năm 2007 bởi công ty TNHH một thành viên khu công nghiệp Lai Vu tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành. Tỷ lệ lấp đầy đạt 88,70% với diện tích đất đã cho thuê khoảng 135,26 ha, diện tích đất tự nhiên tầm 212, 89 ha.
Khu công nghiệp cách sân bay Nội Bài khá xa, khoảng 94 km và khoảng cách đến trung tâm Hà Nội tầm 64km, nhưng lại gần cảng và sân bay Hải Phòng với quãng đường chỉ khoảng 38km, và cách cảng nước sâu Quảng Ninh 68km.
Cách lĩnh vực công nghiệp thu hút đầu tư tại đây gồm có: nhà máy, xí nghiệp chuyên phục vụ cho ngành đóng tàu, công nghiệp lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí, công nghệ kỹ thuật cao, ngành dệt may, cụm tổ máy nhiệt điện sử dụng trong dây chuyền dệt, bên cạnh đó cũng phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ khác.
Khu công nghiệp Cộng Hòa
Thời điểm thành lập vào năm 2008, có chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh. Khu công nghiệp đã cho thuê 74,31 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng một nửa so với diện tích có thể cho thuê (145,54 ha), tổng diện tích đất tự nhiên là 201,23 ha.
Khu công nghiệp Cộng Hòa cách cảng hàng không Nội Bài 65 km, trung tâm Hà Nội 70km, đường đến cảng Hải Phòng và sân bay Cát Bi tầm 50km, khoảng cách đến cảng nước sâu Quảng Ninh là 78km.
Tại đây có một số ngành công nghiệp được đầu tư và phát triển như: các ngành công nghiệp hiện đại (công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa), công nghiệp điện tử, tin học, sản xuất thiết bị điện và vật liệu bằng công nghệ Nano. Đồng thời cũng chú trọng các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất đồ mỹ nghệ, thủy tinh cao cấp, cao su, chất dẻo, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, nông sản, công nghiệp về hóa chất.
Hy vọng bài viết trên của Văn Phòng Xanh đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự phát triển của các khu công nghiệp ở Hải Dương nổi bật nhất.
CLICK nhận ngay báo giá ?