Dấu ấn ban đầu của nhà tuyển dụng đối với một ứng viên rất quan trọng. Nó đóng vai trò đến 50% việc bạn có được nhận hay không. Vậy làm như nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ lần đầu tiên là câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc? Cùng tìm hiểu với Blog ngay thôi nào!
- Những việc cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn
Gửi Email xin việc ấn tượng và chuyên nghiệp đính kèm với CV đã được chau chuốt nội dung
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: tên, tuổi,..
- Bạn gửi email này để ứng tuyển cho vị trí nào
- Tóm tắt ngắn gọn một kĩ năng hoặc kinh nghiệm mà bạn cho là phù hợp nhất với công việc ứng tuyển
- Gửi lời cảm ơn kết thúc email
Tìm hiểu trước về công ty và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự mong muốn tha thiết được làm việc tại đây
2. Những lưu ý trong buổi phỏng vấn
Trang điểm nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự gọn gàng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đến người tuyển dụng
Chuẩn bị trước giấy tờ nhà tuyển dụng cần (nếu có yêu cầu) ví dụ như giấy tờ cá nhân, đơn xin việc,…
Cách trả lời các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn:
- Câu hỏi về giới thiệu bản thân?
Giới thiệu về bản thân theo trình tự Hiện tại – Quá Khứ (kinh nghiệm làm việc) – Tương Lai (định hướng phát triển, lý do bạn quan tâm công việc này)
“Tôi tên là Nguyễn A, năm nay 27 tuổi. Tôi đến từ thành phố… Tôi tốt nghiệp khoa… trường… năm…. Tôi đã từng làm việc với vị trí.. tại công ty …. (nhấn mạnh nếu có kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển)”
- Taị sao bạn lại từ chức?
Mặc dù công việc cuối cùng của bạn có thể là một trải nghiệm làm việc kinh khủng, nhưng thay vào đó hãy cố gắng nhấn mạnh điều tích cực. Không nên nói xấu sếp cũ hoặc công ty cũ bởi nó có thể tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Họ có thể nghĩ rằng nếu bạn rời đi bạn cũng sẽ nói xấu họ như vậy.
Ví dụ: nếu một phần lý do khiến bạn rời đi là vì bạn cảm thấy rằng sếp của mình không coi trọng tinh thần đồng đội, hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn rất hào hứng với triển vọng làm việc cho một công ty tập trung vào môi trường hợp tác.
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Các nhà quản lý nhân sự có thể nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bạn từ cách bạn nói chuyện, nhìn, bắt tay và trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn. Nhưng họ vẫn có thể hỏi bạn về điểm mạnh của bạn, để xem bạn khiêm tốn, tự tin hay tự tin quá mức và liệu bạn có thể thực sự nói ra điểm mạnh, yếu của mình hay không. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu không biết điểm mạnh của mình, chúng ta sẽ gặp khó khăn để chọn đúng nghề nghiệp.
Nhìn vào mô tả công việc. Cố gắng xác định ba hoặc bốn khả năng quan trọng đối với công việc rồi đối chiếu với điểm mạnh của bản thân. Đây là cơ hội để bạn khẳng định giá trị bạn mang lại cho công ty
Đối với dịch vụ khách hàng, đó sẽ là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng và sự hiểu biết đối với khách hàng.
Đối với kỹ sư, nó sẽ là sự chú ý đến chi tiết, trách nhiệm, sự sáng tạo và kiến thức về lĩnh vực kỹ thuật.
“Thế mạnh lớn nhất của tôi có lẽ là niềm đam mê với công việc, là động lực để tôi học hỏi và trưởng thành về chuyên môn. Mọi thứ đều mới mẻ với tôi lúc này, tôi cảm thấy hào hứng, sẵn sàng học hỏi và nỗ lực hết mình. “
“Nếu chúng ta nói về điểm mạnh của tôi, tôi muốn chỉ ra tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm. Tôi hy vọng tôi có thể sử dụng thế mạnh của mình trong công ty của bạn, trên cương vị….”
Khi được hỏi về điểm yếu, hãy đề cập đến một kỹ năng hoặc đặc điểm không quan trọng đối với vị trí bạn đang phỏng vấn.
Nếu bạn đang nộp đơn xin việc trong bộ phận dịch vụ khách hàng, đừng nói rằng bạn giao tiếp kém hay ngại tiếp xúc với người lạ. Hơn nữa, bạn không nên chọn một điểm yếu ví dụ: “Tôi là người cầu toàn”, điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không nói thật.
Ngoài ra hãy trả lời bạn đang tích cực khắc phục một điểm yếu bằng kế hoạch hành động của bạn trong cuộc phỏng vấn.
Nếu bạn trả lời trực tiếp với mức lương thực tế mong đợi, bạn có nguy cơ mắc phải ba điều: tự hạ thấp bản thân, tự đánh giá cao hoặc tiết lộ với nhà tuyển dụng rằng bạn không có đủ chiến lược và năng lực như họ nghĩ
“Tôi muốn nhận được mức lương phù hợp với bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của mình. Tôi có kinh nghiệm làm việc ở ….. và tôi tin tôi sẽ mang lại giá trị cho công ty mình. Công ty có thể gợi ý cho tôi một mức offer và chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn cùng với chi tiết về công việc”
- Cuối cùng bạn còn điều gì thắc mắc nữa không?
Nếu bạn nhận được câu hỏi này, đừng vội trả lời “Không”. Đây là cơ hội để bạn thể hiện được nhiệt huyết với công ty và vị trí ứng tuyển.
” Thời gian thử việc sẽ kéo dài trong bao lâu?”
” Nếu được ký hợp đồng, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì ?”
” Thời gian này nếu có thắc mắc, tôi có thể liên hệ tìm hiểu thêm qua đâu?”
3. Sau khi phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, hãy gửi thư cảm ơn đến họ. Đây cũng là cách nhắc lại và tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với công ty.
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã quan tâm hồ sơ của bạn và đã mời bạn đến dự buổi phỏng vấn.
Đề cập đến buổi phỏng vấn vừa diễn ra, những gì bạn đã học hỏi được sau buổi phỏng vấn, rút ra điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Gửi lời cám ơn chân thành đến nhà tuyển dụng. Cho nhà tuyển dụng biết rằng bản thân mong muốn được làm việc cho công ty và mong đợi kết quả phỏng vấn.
Hãy chuẩn bị tinh thần và thật tự tin, bạn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dung!