Tin tức văn phòng

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa hè

Ngộ độc thực phẩm có thể do hóa chất hoặc do vi sinh vật gây bệnh gây ra. Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển, trong khi việc dùng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến thực phẩm ngày một phổ biến. Nếu không cẩn trọng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do ăn uống phải các thực phẩm nhiễm bệnh. Vậy làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè này? Hãy cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!!

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu - Bệnh viện Đa khoa  tỉnh Thái Bình

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng xảy ra khi người tiêu dùng ăn hoặc uống những thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm độc, chứa chất gây hại cho sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm:

Thực phẩm rất dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các loại thực phẩm chín như: thịt nướng, chả nướng, hải sản nướng, đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, lạp sườn, rau sống, quả tươi, thịt sống  như tiết canh, nem chua, nem chạo. Có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm trong đó phải kể đến vi khuẩn và vi nấm. Vi khuẩn thường hay gặp nhất  là vi khuẩn tả (V. Cholerae). Vi khuẩn tả có độc tố rất mạnh cho nên bệnh cảnh lâm sàng khi mắc bệnh tả rất trầm trọng; nếu không phát hiện sớm và sử trí kịp thời, rất dễ đưa đến truỵ tim mạch, gây tử vong hoặc bị suy thận cấp do mất nước và chất điện giải ồ ạt.

Thứ đến là vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli… Khi con người ăn phải một số lượng đáng kể những vi khuẩn này, sẽ bị ngộ độc bởi độc tố của chúng. Xuất hiện các triệu chứng liên hoàn như: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Vi khuẩn thương hàn còn gây nên các biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường ruột, thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng . Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn vừa gây bệnh bằng nội độc tố vừa gây bệnh bằng ngoại độc tố. Ngoại độc tố của tụ cầu vàng là một loại ngoại độc tố có độc tính rất mạnh, chịu nhiệt tốt, khó bị hủy diệt khi đun nấu, do không đủ nhiệt độ hoặc thời gian.

Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM LÀ GÌ?

1. Lựa chọn thực phẩm an toàn
Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc cơ sở có hệ thống bảo quản đông lạnh đạt tiêu chuẩn.
2. Bảo quản thực phẩm đúng quy định
– Thực phẩm khi mua về nên chế biến và sử dụng ngay.
– Nếu dùng dự trữ cần bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh.
Ví dụ: thịt các loại nếu để trong tủ lạnh cần sơ chế (để trong hộp, túi bọc kín) cách ly hoàn toàn với các thực phẩm khác. Ở nhiệt độ 0 – 50C thì bảo quản được tối đa 3 -5 ngày; Với thuỷ hải sản, bảo quản ở nhiệt độ 3 –  50C được tối đa 2 ngày; Các loại rau xanh nên bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0C giữ trong vòng 2 ngày.
– Nguyên tắc phải nhớ khi bảo quản thực phẩm: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.

3. Chế biến thực phẩm chín
– Luôn luôn nhớ vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi chế biến.
– Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm được chín từ trong ra ngoài.
– Hâm kỹ lại thực phẩm đã được chế biến và chỉ nên ăn 1 lần.
– Không dùng thịt, cá sống hoặc tái.
– Không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần hoặc đã cháy khét.
– Không dùng bát, đũa… đã đựng thực phẩm sống để đựng thức ăn đã nấu chín.
– Dùng riêng thớt thái thức ăn sống và thức ăn chín.
– Ăn ngay sau khi vừa nấu xong.
– Thức ăn thừa nên cất ngay vào tủ lạnh trong vòng 2h sau nấu chín.
– Không lưu thực phẩm thừa quá lâu vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
– Tránh các thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên.
4. Luôn luôn đảm bảo nhà bếp, dụng cụ chế biến sạch sẽ và không có động vật gây hại: ruồi, gián, chuột…
5. Hạn chế việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thức ăn đường phố vì nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Găng tay y tế 50đôi/ hộp – Hộp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *