Mẹo hay văn phòng hay, Tin tức văn phòng

MẸO GỌI ĐIỆN XIN NGHỈ LÀM KHI BẠN BỊ ỐM

Tất cả chúng ta đều có những ngày cảm thấy mệt mỏi hay quá ốm để có thể đi làm. Đôi khi chúng ta cũng cần những ngày nghỉ để ổn định tâm trạng, cơ thể để có thể quay trở lại làm việc trong một tình trạng tốt hơn. Tuy nhiên, việc xin nghỉ ốm tưởng như đơn giản nhưng lại thực sự cần phải chuyên nghiệp. Theo dõi bài viết này để tìm hiểu mẹo gọi điện xin nghỉ khi bạn bị ốm nhé!

Cho dù bạn bị ốm thật hay giả ốm để nghỉ làm thì quá trình gọi điện báo cáo là như nhau. Điều quan trọng nhất là tuân theo chính sách và hướng dẫn của công ty khi có một quy trình cụ thể để báo bệnh. Một số công ty có giới hạn về số ngày nghỉ ốm mà bạn có thể nghỉ hoặc các quy định về việc bạn nên thông báo cho ai và khi nào bạn cần thông báo cho công ty rằng bạn không thể tới làm. Vì vậy, hãy biết bạn cần làm gì và bất kể lý do bạn không tham gia là gì, hãy xử lý nó một cách chuyên nghiệp.

Nhân viên có bao nhiêu ngày nghỉ/tháng?

Thông thường, nhân viên sẽ có 1 hoặc 2 ngày nghỉ/tháng tùy theo chế độ từng công ty mà vẫn được nhận đủ 100% lương. Nếu bạn nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được tính là nghỉ không lương. Trong một số trường hợp, bạn có thể xin sếp tính ngày nghỉ bù cho những tháng bạn không nghỉ.

Có câu hỏi được đặt ra: “Nếu nghỉ mà cũng có lương thì tháng nào tôi cũng nghỉ đỡ phải đi làm”. Ý tưởng này hoàn toàn có thể hiểu được và để làm giảm cảm giác chán việc muốn nghỉ này của nhân viên, các công ty đã đưa ra chế độ nhận lương thưởng cho những ngày nghỉ phép vào cuối năm nếu bạn không sử dụng đến ngày nghỉ. Điều này vừa giúp nhân viên nâng cao tinh thần làm việc mà còn tăng hảo cảm của sếp với nhân viên khi sếp “trao thưởng”.

Làm thế nào để thông báo cho sếp của bạn?

Có rất nhiều cách để bạn có thể thông báo cho sếp của mình về việc bạn bị ốm như gửi mail, gọi điện hay để lại tin nhắn. Điều quan trọng là chọn phương pháp phù hợp để liên hệ với sếp.

Mẹo gọi điện khi bị ốm đi làm

Gọi càng sớm càng tốt và ngắn gọn

Hãy cho sếp biết về bệnh tình của bạn càng sớm càng tốt. Nếu bạn cảm thấy rất ốm vào đêm hôm trước và biết rằng mình sẽ không thể đến nơi làm việc, bạn có thể gọi sếp vào tối hôm đó. Nếu không, hãy nói với sếp của bạn trước giờ làm việc ngày hôm sau.

Đừng đi quá chi tiết về bệnh của bạn. Không ai muốn nghe thông tin chi tiết về bệnh cúm hoặc dạ dày của bạn. Giữ cho thông điệp của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm.

Hãy cho nhóm của bạn biết

Cân nhắc gọi hoặc để lại tin nhắn đến bộ phận hoặc nhóm của bạn để họ biết rằng bạn sẽ vắng mặt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang làm việc trong một dự án nhóm hoặc sắp có thời hạn. Hãy chắc chắn rằng họ biết bạn sẽ không có mặt vào ngày hôm đó để tránh ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung.

Giải thích tình trạng của bạn

Hãy cho sếp và nhóm của bạn biết liệu bạn có thể trả lời email hoặc làm bất kỳ công việc nào khác khi bạn bị ốm ở nhà hay không. Nếu bạn quá ốm để làm việc, hãy nói như vậy.

Đề cập thông tin quan trọng 

Tương tự, hãy cho sếp và nhóm của bạn biết nếu có bất kỳ thông tin nào họ cần biết ngay hôm đó và tìm giải pháp. Ví dụ, bạn có thể nói với sếp của mình, “Tôi xin lỗi vì tôi vắng mặt trong cuộc họp toàn nhân viên lúc 2 giờ chiều, nhưng A có tất cả dữ liệu từ bộ phận của chúng tôi.” Loại thông tin này sẽ giúp người khác không gặp khó khăn khi vắng mặt bạn.

Chú ý 

Đảm bảo rằng bạn biết liệu công ty của bạn có yêu cầu bạn nộp bất kỳ loại tài liệu liên quan nào hay không. Ví dụ, một số công ty yêu cầu nhân viên mang theo giấy bệnh, giấy ra viện để chứng minh rằng họ bị ốm.

Nếu bạn không bị bệnh mà chỉ đơn giản là cần ngày nghỉ thì bạn cần chú ý:

Đừng nói với bất cứ ai rằng bạn đã nói dối

Đừng nói với bất kỳ đồng nghiệp nào của bạn rằng bạn không thực sự bị bệnh. Ngay cả khi họ là bạn bè của bạn, bạn có nguy cơ một trong số họ có thể nói với sếp của bạn (cố ý hoặc thậm chí là vô tình).

Hãy cẩn thận với mạng xã hội

Rất nhiều nhân viên đã bị bắt quả tang giả bệnh do mạng xã hội. Họ nói rằng họ bị ốm, sau đó họ đăng một bức ảnh về một ngày của họ ở bãi biển rồi bị phát hiện ra. Hãy cẩn thận, điều này sẽ ngăn không cho bất kỳ thông tin nào được gửi lại cho sếp của bạn.

Cuối cùng, cho dù lý do của bạn là gì, hãy làm việc chăm chỉ để bù lại cho ngày nghỉ. Hãy cho sếp của bạn thấy rằng bạn vẫn là một thành viên trong nhóm tận tâm, có thể làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc được yêu cầu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *