Special's Day

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023)

“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.

Trong những ngày Tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả khi hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – trái tim của cả nước với tấm lòng trân trọng, biết ơn và thành kính. Đã 54 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức vĩ đại, sáng ngời của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trường tồn theo thời gian, mãi mãi tỏa sáng trong hành trình phát triển của nhân dân ta và nhân loại tiến bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên Nguyễn Tất Thành, Hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ở một đất nước thuộc địa, có nhiều dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc rực rỡ, mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước, ý trí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái, khoan dung và ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Chính nền văn hóa ấy cùng với những ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và sự phát triển tư tưởng của người.

Năm 21 tuổi, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Qua gần 40 nước khắp năm châu bốn biển, Bác đã làm đủ mọi nghề để sống và tìm đường cứu nước. Chỉ bằng con đường tự học, Bác đã làm cho cả thế giới kinh ngạc về trí tuệ, sự uyên bác thông thái của Người trên mọi phương diện. Bác có thể nói được 29 ngôn ngữ, chưa kể tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với sự nghiệp báo chí, Bác đã viết hàng nghìn bài cho báo chí trong nước và quốc tế. Là một nhà thơ, với trái tim nhân hậu, đa cảm, Bác đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn, thơ bất hủ … Bác là tổng hợp tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông và tinh túy văn hóa phương Tây, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức cũng như những tấm gương trong sáng của Mác, Ăng- ghen, Lê nin.

Bác còn là biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: Thanh tao, khiêm tốn, cần, kiệm, liêm, chính, không ham danh lợi đạt đến độ mẫu mực, cảm hoá được tình cảm của con người. Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Bác cũng đặt lợi ích của tổ chức, của cách mạng trên hết.

Khi giữ trọng trách Chủ tịch nước, Bác tâm sự: Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui… Ở cương vị Chủ tịch nước, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng, mà chỉ ở ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho Toàn quyền thời đó.

Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn khó khăn, gian khổ.

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 – 19/5/2023) năm nay đúng vào dịp toàn Ðảng tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam báo công với Bác về những thành tích cả nước đạt được và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, sai lầm để tiếp tục tiến bước trên con đường dựng xây đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn.

Bác đã đi xa, song những lời căn dặn, chỉ dẫn thiêng liêng và tình cảm thiết tha của Người đã trở thành mệnh lệnh trái tim đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn là cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc hiện nay. Chào mừng kỷ niệm 133 năm (19/5/1890 – 19/5/2023) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí minh vĩ đại, Thanh tra tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc vận động tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… làm tròn chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trên chặng đường mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, sự phấn đấu của cán bộ, công chức, người lao động Thanh tra tỉnh Thái Nguyên chắc chắn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với câu nói của Người “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”

7 khía cạnh của tư tưởng đổi mới sáng tạo Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới - Ảnh 5.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng ta phải có kế hoạch, có cơ chế chính sách
để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội để không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân

Nhìn lại tiến trình hình thành, phát triển của tư tưởng đổi mới sáng tạo Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân đến trước khi Người đi xa vào thế giới của những người hiền, chúng ta có thể nhận thức sáng tỏ hệ giá trị đổi mới sáng tạo là giá trị bao trùm, linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện trên những khía cạnh sau:

– Thứ nhất: Quan niệm về đổi mới: là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt. Do vậy, đổi mới là bản chất của cách mạng, của phát triển. Công cuộc đổi mới “là cuộc chiến đấu chống lại những cái gì cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”.

– Thứ hai: Mục tiêu của đổi mới: Đổi mới phải vì nước vì dân, ích nước, lợi nhà: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

– Thứ ba: Tính chất của đổi mới

+ Tính tất yếu của đổi mới: Đổi mới phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của thực tiễn. Kết quả đổi mới phải đấp ứng được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

+ Đổi mới là một quá trình, một sự nghiệp lâu dài, một cuộc đấu tranh phức tạp, khó khăn, gian khổ đỏi hỏi phải kiên định, kiên trì, kiên quyết tiến hành đổi mới không ngừng.

+ Tính chất cách mạng và khoa học của đổi mới: Phải nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Nhận thức đúng bản chất của vấn đề. Có ý chí có năng lực để thay cũ đổi mới.

– Thứ tư: Nguyên tắc, phương châm, phương pháp đổi mới: Tư duy đổi mới, hành động đổi mới, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Thực tiễn là thước đo hiệu quả một chủ trương đổi mới, một chính sách, một cơ chế đổi mới, một tổ chức đổi mới. Công cuộc đổi mới phải tiến hành toàn diện và đồng bộ. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới đồng bộ toàn diện cả chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại…

– Thứ năm: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới theo quy luật phủ định biện chứng, kế thừa và phát triển.

+ Có những quan niệm cũ trước đây là đúng nhưng nay đã trở lên lạc hậu, lỗi thời, cản trở phát triển ta dứt khoát thay đổi.

+ Có những quan niệm cũ, quan niệm sai làm sai, ta phải sửa sai, nhận thức lại cho đúng và làm đúng.

+ Có cái cũ tốt nay có phần không phù hợp, ta kế thừa những giá trị tốt, loại bỏ phần lạc hậu lỗi thời.

+ Cái mới khi mới xuất hiện có khi không được nhiều người công nhận, nhưng ta nhận thức cái mới ra đời có xu hướng phát triển tốt, ta phải bảo vệ, tạo các điều kiện cần thiết cho cái mới phát triển và nhân rộng.

– Thứ sáu: Sức mạnh của đổi mới là nhân dân: Cách mạng, sự nghiệp đổi mới là  sự nghiệp của nhân dân.

– Thứ bảy: Đảng là người lãnh đạo công cuộc đổi mới, do đó trước hết Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn để Đảng vững mạnh cả chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Phải không ngừng tự đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nhằm xây dựng đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, động viên, giáo dục và tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN.

 

Có thể bạn quan tâm :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *