Mẹo hay đời sống

TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỮA BỆNH CƯỚC TAY CHÂN TRONG NHỮNG NGÀY ĐÔNG

Vào những ngày trời chuyển lạnh, nhiều người thường bị sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa các đầu ngón tay và chân. Đây là những triệu chứng cơ bản của bệnh cước tay chân. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những cách phòng và chững bệnh cước tay chân trong mùa đông này nhé!

Bệnh cước tay chân là gì?

Bệnh cước tay chân có tên khoa học là Chilblains, là chứng bệnh gây ra bởi các mạch máu dưới da khiến các đầu ngón chân và ngón tay bị sưng tấy, phồng rộp, mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh cước thường xuất hiện vào mùa đông khi các mạch máu ngoại vi dưới da tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài làm chúng co lại khiến quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm chạp. Và khi các mạch máu được làm ấm đột ngột, chúng bị vỡ ra khiến cho vùng da tại chân và tay tổn thương.

Bệnh cước chân tay thường kéo dài từ 1-3 tuần. Bệnh cước không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng nhưng dễ tái phát khiến người bệnh khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiễm trùng.

Cách phòng và chữa bệnh cước tay chân

1. Giữ ấm cơ thể

Bạn cần có ý thức giữ ấm cơ thể phòng bệnh ngay khi trời chuyển lạnh, tránh tình trạng mắc bệnh rồi mới tìm cách chữa. Hãy mang tất, găng tay, khăn quàng và mặc đủ ấm để tránh bị lạnh.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, dễ kích ứng dẫn đến mắc bệnh cước. Tránh việc gãi cọ vết sưng khiến vùng da bị lở loét, nhiễm trùng.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Thời tiết vào đông nhiệt độ thấp và khí hậu khô hanh khiến cơ thể bị thiếu nước nghiêm trọng. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể cũng là cách phòng ngừa bệnh cước tay chân. Khi cơ thể đủ nước thì làn da cũng sẽ có độ ẩm và đàn hồi tốt hơn.

Khi bị cước, bạn nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể. Bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, rượu, bia… vì sẽ khiến vết thương sưng ngứa nhiều hơn. Hạn chế ăn hoa quả có tính lạnh như lê, mã thầy.

3. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và nước quá nóng

Nhiều người có thói quen rửa bát, giặt quần áo vào mùa đông mà không sử dụng găng tay, điều này chính là nguyên nhân khiến tay chân bạn bị lạnh đột ngột dẫn đến bệnh cước tay chân. Ngoài tránh nước lạnh, bạn cũng không nên tắm hay rửa mặt bằng nước quá nóng. Nước nóng sẽ khiến da bị khô hơn.

Bên cạnh đó bạn nên sử dụng những loại sữa tắm và sữa dưỡng ẩm thành phần thiên nhiên có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm cơn ngứa.

4. Một số bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh cước

Khi mắc bệnh cước, bạn nên đi khám bác sĩ, tránh tự mua thuốc tại quầy thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể giảm bệnh cước.

Sử dụng lá lốt: 

  • Rửa sạch lá lốt  đun với nước và chút muối
  • Sau khi nước sôi, kấy nước ngâm khu vực da bị cước 2 lần/ngày đến khi thấy đỡ hẳn

Sử dụng gừng:

  • Thái gừng thành lát mỏng xát lên vùng bị cước 1-2 lần/ngày
  • Buổi tối, trước khi đi ngủ nên ngâm tay chân vào nước muối loãng hoặc nước gừng ấm khoảng 5-10 phút sẽ giúp thải độc cơ thể và phòng bệnh.

Sử dụng rượu anh đào ngâm:

  • Dùng rượu anh đào xoa vào chỗ bị cước và nhẹ nhàng massage sẽ khiến tay chân đỡ ngứa và ấm hơn.

Mỗi người chúng ta cần phải ghi nhớ “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật trong mùa đông này. Theo dõi Blog để khám phá thêm nhiều mẹo hay cuộc sống khác nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *