Du lịch, trải nghiệm thực tế

Cẩm nang du lịch Chùa địa tạng Phi Lai Tự – Hà Nam

Hà Nam, một vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam thủ đô với tiết trời dễ chịu và được thiên nhiên ưu ái nhiều thắng cảnh. Không chỉ nổi tiếng bởi nên văn hiến lâu đời Hà Nam đang là cái tên được nhắc nhiều về hệ thống tâm linh với bốn ngôi chùa nổi tiếng, Tam Chúc, Bà Đanh, Phật Quang và Địa Tạng Phi Lai. Tưởng chừng như đã bị thời gian lãng quên thì nay ngôi chùa mang tên Địa Tạng đã khoác lên mình màu áo mới  thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, vãn cảnh. Cảm giác thanh tịnh nơi cửa chùa, vẻ đẹp yên bình, dung dị khiến lòng người dễ chịu, ngỡ như không vướng bụi trần.

Có gì tại ngôi cổ tự này, đường đi như thế nào, tất cả sẽ được Văn Phòng Xanh bật mí ngay trong phần kinh nghiệm du lịch chi tiết dưới đây nhé!!!

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự ở đâu?

Tour du lịch Tam Chúc - Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày giá rẻ

Chùa Địa Tạng Phi Lai (hay còn được gọi với cái tên là chùa Đồng). Ngôi chùa được tọa lạc ở thôn Ninh Trung, thuộc xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Nơi đây hiện đang dần trở thành một trong các điểm nhấn du lịch quan trọng về tâm linh ở Hà Nam được đông đảo mọi người tin tưởng.

Về quy mô thì chùa Địa Tạng bao gồm Tam bảo, khu nhà thờ tổ (được dùng để thờ Đức Ông và đức Thánh hiền). khu nhà ở, khu giảng đường, khu nhà khách và còn lại là nơi ở của các phật tử. Nhìn từ xa, quần thể của ngôi chùa như được ẩn mình bên cạnh rừng thông kỳ bí và đặc biệt.

Địa chỉ chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự giờ mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái, vãn cảnh từ 06:30 – 18:30. Lịch hoạt động Địa Tạng Phi Lai Tự tất cả các ngày, gồm cả ngày nghỉ lễ, tết trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Cẩm nang du lịch Chùa địa tạng Phi Lai Tự

Kinh nghiệm đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam từ A-Z - Vivu

1. Đường đi

Di chuyển bằng ô tô: Xuất phát từ Hà Nội bạn xuôi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tới Phủ Lý Hà Nam theo lối quốc lộ 1A. Từ đây bạn chạy thẳng khoảng 12km nữa là đến chùa, quãng đường đi cũng chỉ mất tầm 1 tiếng rưỡi.

Di chuyển bằng xe máy: Hà Nội -> Bến xe Nước Ngầm -> chạy thẳng quốc lộ 1A cũ -> Văn Điển -> Thường Tín -> Ga Vạn Điểm -> Phú Xuyên -> Cầu Giẽ -> thành phố Phủ Lý hướng tỉnh lộ 495 là tới nơi -> chùa Địa Tạng.

2. Tham quan các khu trong chùa

Đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cần lưu ý điều gì?

Khổ Hải và 12 vòng tròn: Qua cánh cổng dẫn vào sân chùa du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước khoảng màu trắng tinh khôi hiện lên trước mắt. Thay vì lát nền gạch đỏ như phần đa các ngôi đền chùa thì tại Địa Tạng lại được trải sỏi trắng. Cạnh sân có đặt tấm biển “Khổ hải” tức biển khổ. 12 vòng tròn vẽ trên nền sỏi trước Tổ đường chính là biểu trưng cho 12 nhân duyên, những viên sỏi tượng trưng cho sự thiền định. Tất cả đều minh chứng và gắn bó chặt chẽ với nhà Phật.

Chiêm ngưỡng cổ vật triều đại Lý – Trần: Chùa hiện còn lưu giữ gần 100 hiện vật đồ sành, sứ, đất nung với màu sắc, hoa văn, đa dạng được nhân định là cổ vật thời Trần, có một số ít hoa văn thời Lý và thời Lê. Trong đó có nhiều mẫu gạch ngói được chạm khắc hoa văn hình hoa sen, hình rồng, hình công phượng cùng 2 bộ phận linh vật tái hiện lịch sử từ thời Lý – Trần.

Con đường lên đỉnh núi: chinh phục những ngọn núi của chùa men theo đường suối đòi hỏi người lữ khách phải thật kiên trì. Những đoạn leo lên bằng dây thừng, những đoạn khom người chui qua một hang, trên đường đi cũng có gần 20 điểm dừng chân cho du khách. Các vườn thiền được trải đá trắng hoặc trồng thảm cỏ xanh cùng với không gian để thưởng trà, nằm võng, ghế đã để ngắm chùa từ trên cao. Trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng dựng lên vào thời Lý – Trần là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư.

3. Lưu ý quan trọng khi đi chùa

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Chốn bình yên cách Hà Nội chỉ 60km - Du Lịch Chất

Đến những nơi tâm linh như cửa chùa Địa Tạng Phi Lai bạn nên bỏ túi kinh nghiệm chú ý một số điều lưu ý hữu ích dưới đây để giữ gìn sự nghiêm nghiêm của chùa.

+ Trước khi đi chùa bạn cần chuẩn bị trang phục lịch sự, không ăn mặc quá hở hang gây mất thiện cảm, nếu quên mà mặc đồ ngắn bạn có thể mượn sư thày khăn bản to để choàng bên ngoài.

+ Cây cối cho đến mọi đồ vật đều là của chùa, tuyệt đối tuỳ ý đụng chạm hay lấy đồ vật khi chưa có sự đồng ý của nhà chùa.

+ Mẹo hay du lịch bỏ tiền công đức vào tay các tượng Phật hay ban thờ là hành động không đẹp và không được khuyến khích thay vào đó bạn  nên bỏ vào hòm công đức.

+ Lưu ý hữu ích lời chào cao hơn mâm cỗ chính vì vậy mà khi gặp các sư thầy, sư cô nên chắp tay và cúi chào.

+ Kinh nghiệm bạn có thể tự do chụp ảnh trong khuôn viên nhưng nếu muốn quay phim chuyên dụng cho công việc hay quay flycam từ trên cao thì nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa.

4. Ăn gì tại chùa

Đến với chùa Địa Tạng Phi Lai, các du khách sẽ được thưởng thức những món ăn chay đặc sản được chính những bàn tay của các sư thực hiện. Tuy chỉ là những món ăn đơn giản nhưng thấm đẫm hương vị của núi rừng và đất trời.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã mang đến cho bạn về ngôi chùa Địa Tạng nổi tiếng Hà Nam. Nếu có dịp thì bạn hãy đến đây để có thể được chiêm ngưỡng những điểm đặc trưng và thú vị nhất của nơi đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *