Tin tức văn phòng

Hợp đồng mua bán văn phòng phẩm là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng.

Dịch vụ cung cấp các mặt hàng thiết yếu như văn phòng phẩm hiện nay ngày càng được sử dụng phổ biến. Vậy hợp đồng mua bán văn phòng phẩm là gì và trong hợp đồng cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Văn Phòng Xanh tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!!!

Hợp đồng mua bán Văn Phòng Phẩm là gì?

Mẫu hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm

Hợp đồng mua bán văn phòng phẩm là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, một bên là người bán cung cấp văn phòng phẩm và bên kia là người mua mua lại văn phòng phẩm đó. Hợp đồng này xác định các điều khoản và điều kiện về việc mua bán văn phòng phẩm như sản phẩm cụ thể, số lượng, giá cả, điều kiện thanh toán và các điều khoản khác liên quan đến việc giao dịch này.

Hợp đồng mua bán văn phòng phẩm là một hợp đồng được ký kết giữa hai bên, trong đó bên bán cam kết chuyển giao văn phòng phẩm cho bên mua, và bên mua cam kết trả tiền cho sản phẩm được chuyển giao theo điều kiện và thỏa thuận được quy định trong hợp đồng.

Mẫu hợp đồng mua bán Văn Phòng Phẩm

Mẫu Hợp Đồng Nguyên Tắc Mua Bán Văn Phòng Phẩm

Điều 1: HÀNG HÓA – GIÁ CẢ – SỐ LƯỢNG – CHẤT LƯỢNG

1.1. Bên A đồng ý bán, Bên B đồng ý mua hàng hóa với nội dung như sau :

       – Loại hàng      : Văn Phòng Phẩm các loại.

       – Số lượng        : Theo từng đơn đặt hàng thực tế của bên mua.

       – Chất lượng    : Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

1.2. Đơn giá và giá trị hợp đồng:

       – Đơn giá và giá trị hợp đồng được tính theo đồng Việt Nam (VNĐ).

       – Đơn giá có thể thay đổi theo từng thời điểm giao hàng, đồng thời thông báo việc về giá của bên bán có sự chấp thuận của bên mua.

Điều 2: ĐIỀU KHOẢN GIAO NHẬN

2.1. Khi có nhu cầu, Bên B thông báo Đơn đặt hàng bằng văn bản, fax hoặc email gởi cho Bên A trong đó nêu rõ số lượng, quy cách, chủng loại hàng hóa, đơn giá, điều kiện giao nhận, thời gian giao nhận hàng và điều kiện thanh toán.

2.2. Trên cơ sở đơn đặt hàng của Bên B và khả năng cung cấp hàng, Bên A sẽ xác nhận và thông báo lịch giao hàng. Trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào, Hai bên sẽ thảo luận và thống nhất lịch giao hàng khác. Đơn đặt hàng bằng văn bản và qua Email được xem là một bộ phận không tách rời của hợp đồng và có giá trị như hợp đồng.

2.3. Phương thức giao nhận:

        – Địa điểm giao hàng     : Thỏa thuận theo từng đơn hàng cụ thể.

      – Thời gian giao hàng     : Thỏa thuận theo từng đơn hàng cụ thể.

        – Chi phí vận chuyển   : Thỏa thuận theo từng đơn hàng cụ thể.

2.4. Số lượng hàng giao thực tế sẽ căn cứ theo biên bản giao nhận có xác nhận của hai bên.

2.5. Khi nhận hàng, Bên B phải kiểm nhận số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất hàng hóa. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng theo hợp đồng thì bên B có quyền từ chối nhận hàng ngay tại thời điểm nhận hàng do bên A giao đồng thời hai bên cùng lập biên bản xác nhận.

2.6. Bên A cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hóa và hóa đơn thuế GTGT. Trong thời gian 05 (năm) ngày kể từ ngày giao hàng, nếu Bên B không có yêu cầu chỉnh sửa thì xem như Bên B đã đồng ý với số lượng và tổng trị giá trên hóa đơn.

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

3.1. Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền Việt Nam đồng theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.

3.2. Thời hạn thanh toán: Trong vòng 30 ngày (kể từ ngày bên A giao nhận hàng hóa

cho bên B, đồng thời tiến hành xuất hóa đơn sau khoảng 1 tuần giao nhận đủ hàng hóa cho bên B)

3.3. Nếu Bên B không thanh toán đúng hạn theo điều 3.2 thì Bên B phải trả thêm phần lãi phạt quá hạn là 1,5%/tháng trên tổng số tiền quá hạn, đồng thời Bên A sẽ tạm ngưng giao hàng cho đến khi bên B thanh toán đầy đủ khoản nợ gốc và lãi phạt chậm thanh toán cho Bên A.

3.4. Vào cuối mỗi tháng, Hai Bên lập Biên bản đối chiếu công nợ để xác nhận số dư nợ gốc, lãi phạt chậm thanh toán và các khoản phát sinh khác (nếu có). Biên bản này làm cơ sở cho những đợt thanh toán tiếp theo hoặc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có). Việc xác nhận công nợ phải được thực hiện xong trước ngày 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo. Nếu quá thời hạn trên, Bên B không xác nhận công nợ thì xem như Bên B chấp nhận số liệu do Bên A đưa ra.

Điều 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

4.1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu Hai Bên có những thỏa thuận khác thì tiến hành lập phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng chính.

4.2. Hai Bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận. Nếu Bên nào không thực hiện đúng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có sự nhất trí bằng văn bản của Bên kia thì xem như vi phạm hợp đồng.

4.3. Khi phát sinh các vấn đề ngoài dự kiến, Hai Bên phải thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng, cùng nhau giải quyết và lập biên bản. các biên bản được lập giữa Hai Bên được coi là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng.

4.4. Trong trường hợp Hai Bên không tự giải quyết được thì vụ việc sẽ do Tòa Án có thẩm quyền giải quyết. Phán quyết của Toàn án có giá trị bắt buộc tuân thủ cho cả Hai Bên. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết vụ kiện sẽ do Bên thua kiện chịu.

Điều 5: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

5.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày …/…/…… Khi hết hiệu lực của hợp đồng, Hai Bên thanh toán xong không có gì vướng mắc thì hợp đồng xem như đã được thanh lý.

5.2. Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản, Mỗi Bên giữ 02 (hai) bản có giá trị như nhau.

Những điều cần lưu ý trong hợp đồng.

Tổng hợp một số điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cập nhật năm 2022

1. Định rõ thông tin về hai bên: Hợp đồng nên đề cập đến tên, địa chỉ và thông tin liên lạc đầy đủ của cả bên bán và bên mua.

2. Xác định sản phẩm: Hợp đồng cần mô tả chi tiết về sản phẩm văn phòng phẩm bao gồm tên, số lượng, chất lượng, thông số kỹ thuật và bất kỳ điều kiện đặc biệt nào liên quan đến sản phẩm.

3. Quy định giá cả và thanh toán: Hợp đồng cần xác định giá cả của sản phẩm và các điều khoản thanh toán, bao gồm phương thức thanh toán, hạn chế thời gian và các điều kiện liên quan đến thanh toán.

4. Thời gian giao hàng: Hợp đồng nên xác định thời gian giao hàng hoặc khoảng thời gian giao hàng dự kiến. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm được chuyển giao đúng hẹn và đáp ứng nhu cầu của bên mua.

5. Điều khoản về bảo hành: Hợp đồng có thể bao gồm điều khoản về bảo hành sản phẩm, bao gồm thời gian bảo hành và các điều kiện áp dụng. Điều này đảm bảo rằng bên mua được hỗ trợ và sửa chữa nếu có vấn đề với sản phẩm.

6. Điều khoản về hủy bỏ hợp đồng: Hợp đồng nên quy định các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng, bao gồm quá trình thông báo và phí phạt (nếu có) trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng.

7. Điều khoản về tranh chấp: Hợp đồng nên quy định cách giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn hoặc bất đồng giữa hai bên. Có thể đưa ra các phương pháp như thương lượng, trọng tài hoặc áp dụng quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp.

8. Điều khoản bảo mật thông tin: Nếu thông tin liên quan đến hợp đồng bao gồm thông tin nhạy cảm, cần có các điều khoản bảo mật để đảm bảo rằng thông tin đó được bảo vệ và không bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích.

9. Điều khoản khác (nếu cần thiết): Tùy theo tình huống cụ thể, có thể có các điều khoản khác như điều kiện vận chuyển, quy định về trách nhiệm pháp lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoặc các điều khoản đặc biệt khác tùy thuộc vào yêu cầu của bên mua và bên bán.

Văn Phòng Xanh có làm hợp đồng mua bán khi đặt hàng hay không?

Chúng tôi là nhà cung cấp văn phòng phẩm chính hãng uy tín, phục vụ tối đa nhu cầu của doanh nghiệp và ngành in ấn. Hàng hoá luôn đạt chất lượng, đa dạng, giá cả phải chăng và có nhiều khuyến mãi bất ngờ. Với đơn hàng giá trị cao nếu quý khách có nhu cầu làm Hợp đồng mua bán, chúng tôi săn sàng soạn thảo Hợp đồng để tạo niềm tin với khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *