Tiếp thị sản phẩm, thương hiệu thông qua chiến lược Influencer Marketing mang lại hiệu quả rất lớn cho các doanh nghiệp. Dù vậy, vẫn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ Influencer Marketing là gì cũng như hướng phát triển chiến lược này. Vì vậy, Văn Phòng Xanh sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về thuật ngữ Influencer Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Influencer là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm Influencer Marketing là gì, bạn cần nắm rõ định nghĩa về Influencer.
Influencer là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân có khả năng tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Họ thường sở hữu những khả năng như có kiến thức, địa vị, mối quan hệ,…, và được một cộng đồng công nhận.
Influencer còn là những người có số lượng người theo dõi rất lớn trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,… Thông qua các nền tảng này, Influencers có thể chia sẻ nội dung, thông tin về một lĩnh vực cụ thể. Họ có khả năng thuyết phục lượng người xem nhất định.
Các Influencer có sức ảnh hưởng càng lớn càng dễ thu hút sự chú ý của các thương hiệu khi họ có nhu cầu tìm kiếm gương mặt đại diện, quảng bá sản phẩm.
Influencer Marketing là gì?
Hiểu đơn giản, Influencer Marketing là một giải pháp tiếp thị hiện đại trong bối cảnh công nghệ số. Khi thực hiện chiến lược này, một thương hiệu sẽ hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Với sự nổi tiếng của mình, các Influencer có khả năng tạo nên sự tác động đến suy nghĩ và quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Các thương hiệu ngày nay đã thông qua hình ảnh của Influencers để tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu. Không chỉ giúp tăng cơ hội tiếp cận công chúng, Influencer còn hỗ trợ truyền tải thông điệp của thương hiệu
Lợi ích của Influencer Marketing là gì?
Sau khi hiểu rõ khái niệm Influencer Marketing là gì, bạn cần nắm được lợi ích của giải pháp tiếp thị.
Cải thiện độ nhận diện thương hiệu
Một trong những lợi ích lớn nhất mà Influencer Marketing tạo ra là giúp khách hàng nhận diện tốt hơn về thương hiệu. Các Influence đóng vai trò như “cầu nối” giúp doanh nghiệp truyền tải sứ mệnh, giá trị và câu chuyện thương hiệu đến người tiêu dùng.
Do sở hữu lượng người theo dõi nhất định, những Influencer tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tin cậy Influencer hơn các quảng cáo mà doanh nghiệp tự thực hiện.
Tạo nội dung tiếp thị chất lượng
Trên thực tế, nhiều người không hiểu rõ vai trò của Influencer Marketing là gì khi chưa áp dụng giải pháp này. Chính sự hỗ trợ từ các Influencer – những người có khả năng sáng tạo nội dung tuyệt vời sẽ giúp câu chuyện doanh nghiệp muốn truyền tải trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được phép sử dụng hình ảnh của các Influencer cho các kênh tiếp thị khác. Để đảm bảo quyền lợi đôi bên, doanh nghiệp cần trao đổi, thảo luận trước với các Influencer cũng như ký kết hợp đồng theo đúng quy định.
Tiết kiệm chi phí tiếp thị
Để thực hiện các chiến dịch tiếp thị thời đại mới, doanh nghiệp cần đầu tư một nguồn ngân sách “dài hơi”. Trong quá trình tiếp cận với khách hàng, doanh nghiệp phải thường xuyên “rót tiền” vào các kênh tiếp thị. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược Influencer Marketing, doanh nghiệp có thể tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ với mức phí tối ưu.
Về cơ bản, mỗi Influencer sẽ có chi phí hợp tác khác nhau tùy vào độ nổi tiếng. Chính vì thế, bạn có thể cân nhắc những yếu tố như mục tiêu tiếp thị, mức độ tiếp cận khách hàng, nguồn tài chính,… để lựa chọn Influencer phù hợp. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo chiến lược tiếp thị được thực hiện hiệu quả.
Mang lại nhiều khách hàng tiềm năng
Theo trang Influencer Marketing Hub, có khoảng 36% doanh nghiệp triển khai chiến lược Influencer Marketing để tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, 72% thương hiệu tin rằng Influencer Marketing sẽ mang lại lượng khách hàng chất lượng hơn các kênh tiếp thị khác.
Vì theo tâm lý của người dùng, họ sẽ có cái nhìn tích cực hơn về sản phẩm/dịch vụ mà “thần tượng” khuyên dùng. Thế nên, nền tảng Influencer vững mạnh có thể giúp doanh nghiệp kiếm thêm nhiều khách hàng trung thành.
Các bước thực hiện chiến lược Influencer Marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định người dùng mục tiêu cho chiến lược influencer marketing
Nhiệm vụ đầu tiên của các nhà tiếp thị khi xây dựng chiến lược Influencer Marketing là xác định đúng đối tượng mục tiêu. Hiện tại, có rất nhiều phương thức khác nhau giúp bạn xác định nhóm người dùng mục tiêu. Tốt nhất, bạn hãy đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu nhân khẩu học của khách hàng liên quan đến:
- Độ tuổi, thu nhập, chức vụ công việc, các vấn đề người dùng gặp phải,…
- Sở thích tiêu dùng của khách hàng.
- Hành vi mua sắm của khách hàng.
- Các Influencer mà khách hàng yêu thích.
Theo nghiên cứu của Hootsuite, có đến 43% người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm trước khi mua thông qua các nền tảng mạng xã hội. Chính vì thế, bạn nên chọn mạng xã hội mà người tiêu dùng ưa chuộng để thực hiện chiến lược Influencer Marketing.
Bước 2: Đặt ra KPI cho chiến dịch influencer marketing
KPI của chiến dịch Influencer Marketing là gì? Đây là những mục tiêu, kết quả mà doanh nghiệp bạn sẽ nhận được khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing.
Dưới đây là một vài chỉ số KPI quan trọng mà bạn cần xem xét:
- Lượt tiếp cận.
- Lượt tương tác.
- Lưu lượng truy cập website.
- Media Mention.
- Social Media.
- Lượt đăng ký Email.
- Lượt tải ứng dụng.
- Số lượng mua hàng.
- …
Bước 3: Chọn kênh tiếp thị
Trong bước tiếp theo, bạn cần trả lời được câu hỏi: “Kênh tiếp thị thực thi chiến lược Influencer Marketing là gì?”. Có thể nói, việc lựa chọn đúng kênh tiếp thị có tác động rất lớn đối với kết quả thực hiện. Có 3 yếu tố bạn cần xác định khi chọn kênh tiếp thị:
- Sở thích của khách hàng tiềm năng.
- Mục tiêu kinh doanh.
- Tiềm năng tạo ra doanh thu của mỗi kênh.
Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể thực hiện chiến dịch Influencer Marketing đa kênh. Vì mỗi Influencers hiện nay đều sở hữu một lượng fan nhất định trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Bước 4: Xây dựng nguồn ngân sách
Thông thường, Influencer sẽ đưa ra báo giá phù hợp dựa trên các yếu tố như:
- Độ khó của bài quảng cáo.
- Số lượng người theo dõi.
- Tỷ lệ thị trường.
- …
Thế nên, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một Influencer tương ứng với nguồn ngân sách dự trù của mình. Hãy nhớ, người phù hợp vẫn luôn mang lại hiệu quả cao hơn người có nhiều lượt follow.
Bước 5: Tuyển Influencer phù hợp
Tốt nhất, bạn nên chọn các Influencer có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu nhất định về sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp.Việc lựa chọn Influencer phù hợp không hề đơn giản. Tất nhiên, bạn không chỉ dựa vào số lượng người theo dõi mà chọn bừa Influencer. Họ phải thật sự có khả năng ảnh hưởng và tác động đến quyết định của người tiêu dùng tiềm năng.
Bước 6: Xây dựng chiến dịch
Cuối cùng, bạn cần dành thời gian chia sẻ các kỳ vọng, mục tiêu về chiến dịch tiếp thị mình mong muốn đến các Influencer mình sẽ hợp tác. Việc này giúp họ dễ tạo ra nội dung để truyền tải thông điệp tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một bản hợp đồng chính thức với Influencer trước khi hợp tác. Hợp đồng này cần nêu rõ về chiến dịch, nhiệm vụ của người tham gia, các điều khoản về việc sử dụng nội dung, thời hạn thực hiện, kết quả mong muốn,…
Hãy đảm bảo Influencer làm việc theo nguyên tắc Federal Trade Commission – FTC. Đây là những quy định về việc nghiêm cấm các quảng cáo không chính xác hoặc lừa đảo.