Mẹo hay đời sống

Những lưu ý phòng tránh tăng huyết áp, đột quỵ trong những ngày nắng nóng

Thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ có khi lên tới 38 – 40 độ C khiến những người có sức đề kháng thấp, đặc biệt là người già, có nguy cơ bị đột quỵ do say nắng, sốc nhiệt. Điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vậy làm thế nào để phòng tránh các bệnh này trong mùa nắng nóng. Hãy cùng Văn Phòng Xanh nghiên cứu nhé!!

Những lưu ý phòng tránh tăng huyết áp, đột quỵ

Nắng nóng, đột quỵ vào guồng: Những ai cần chú ý? - DƯỢC ĐÔNG NAM Á

1. Nắng nóng là yếu tố làm gia tăng đột quỵ

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng - Bệnh viện Đa khoa Hợp LựcBệnh viện Đa  khoa Hợp Lực

Vào mùa hè nắng nóng, số trường hợp bị đột quỵ tăng lên, con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi theo dự báo thời tiết nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.

Nhiệt độ nắng nóng của môi trường khi vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể dẫn đến nhiều biến cố nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ tử vong.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng

Những lưu ý phòng tránh tăng huyết áp, đột quỵ ngày nắng nóng

Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,…

Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.

3. Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng

Những việc người bệnh tăng huyết áp cần làm để an toàn trong ngày nắng nóng

Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40oC, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:

  • Đau nhức đầu
  • Choáng váng, hoa mắt.
  • Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
  • Da đỏ, khô, nóng hừng
  • Chuột rút, tê người
  • Buồn nôn và nôn
  • Tim đập nhanh
  • Thở nông
  • Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
  • Phát cơn co giật, động kinh
  • Ngất xỉu, bất tỉnh.

4. Xử lý các biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng

Đột quỵ mùa nắng nóng: Những dấu hiệu cần lưu ý

5. Phòng chống đột quỵ trong mùa nắng nóng

Cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng

Mùa hè là cao điểm nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng.

Với người mắc bệnh tim mạch, nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng máy điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27oC và mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông).

Nên tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước, vì hầu như người cao tuổi sẽ không cảm thấy khát nước. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày. Đặc biệt, lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước, mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể. Nếu phải tập luyện thể dục, trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.

Mùa nắng nóng nên mặc quần áo nhẹ, rộng, màu sáng, tránh mặc đồ bó khó chịu, đội mũ rộng vàng và nên đeo kính bảo vệ mắt. Khi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

Hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi thành phần cồn và cafein sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *