Tin tức văn phòng

Tất tần tật về hợp đồng lao động mà bạn cần biết

Trong thời đại xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng tiến trình hợp nhập quốc tế ngày càng phát triển, nguồn cung – cầu về lao động ngày càng lớn, nhưng nắm kiến những kiến thức về hợp đồng lao động, để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia hoạt động lao động thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy hợp đồng lao động là gì? Sử dụng vào mục đích nào? Tất cả sẽ được Văn Phòng Xanh giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!!!

Hợp đồng lao động là gì?

Các loại hợp đồng lao động theo quy định từ năm 2021

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 2019, Hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”)

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Tất tần tật về hợp đồng lao động mà bạn cần biết

Hình thức của hợp đồng lao động

Mẫu hợp đồng lao động mới nhất

Nhìn chung, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Đồng thời, trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

– HĐLĐ không xác định thời hạn

– HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

– HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)

– HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)

HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.

Nội dung của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.


Thời hạn của hợp đồng lao động

Trong các nội dung của HĐLĐ thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ. Thời hạn của HĐLĐ bao gồm:

– HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật quy định đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt không cần lí do.

– HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, BLLĐ còn quy định “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động vì đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì chế độ, quyền lợi cũng như vấn đề việc làm của người lao động được đảm bảo và ổn định hơn, tuy nhiên trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động và xã hội cũng cao hơn so với loại HĐLĐ dưới một năm ( về đảm bảo việc làm, đào tạo, bảo hiểm xã hội,..)

Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng. hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn dưới 12 đã giao kết trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Giao kết nhiều hợp đồng lao động

Thực tế do nhu cầu và đặc thù trong hoạt động lĩnh vực lao động nên có nhiều lao động làm việc cho nhiều người sử dụng lao động, nắm bắt được xu thế đó các nhà làm luật đã cụ thể hoá các quy định về trường hợp giao kết nhiều hợp đồng lao động tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019

Trong khi thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, đối chiếu với trường hợp thực tiễn nếu có nhu cầu làm thêm tại công ty thứ 2 này thì vẫn có thể ký kết hợp đồng lao động với họ nhưng sẽ phải đảm bảo về thời gian và đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết để có thể thực hiện hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình tại các công ty đã giao kết. Bên cạnh đó cần nắm rõ các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *